Cua Cà Mau làm món gì ngon? Tổng hợp các món ăn ngon
Cua Cà Mau là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất mũi Cà Mau. Nhờ điều kiện sinh trường đặc biệt, cua Cà Mau có thịt chắc, ngọt tự nhiên và gạch béo ngậy. Cua Cà Mau làm món gì ngon, cách làm như thế nào? Hãy cùng Tài Cua tìm hiểu và trải nghiệm những món ăn ngon nhất từ loài hải sản tuyệt vời này!
Đặc điểm của cua Cà Mau
Cua Cà Mau nổi tiếng là một trong những loại cua biển ngon nhất Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng nhờ hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao. Cua Cà Mau sinh trưởng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Cà Mau, nơi có nguồn nước mặn và lợ luân phiên, giúp cua phát triển khỏe mạnh, thịt chắc và ngọt tự nhiên.
Cua thịt có lớp vỏ cứng, chắc, khi bóp phần mai không bị lún. Thịt cua dày, dai, ngọt, không bị bở. Cua gạch nhiều gạch vàng óng, béo ngậy, thơm ngon, rất được ưa chuộng để chế biến các món ăn hấp dẫn.
Cua Cà Mau chứa nhiều protein, canxi, omega-3, vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Do sống trong môi trường nước sạch, cua Cà Mau có vị ngọt tự nhiên, thơm ngon, không có mùi tanh nồng như một số loại cua khác.
Cua Cà Mau là một thực phẩm giàu protein, omega-3, khoáng chất và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Theo Đông y, cua Cà Mau có vị ngọt, tính bình, không độc, rất tốt cho người già và trẻ nhỏ, giúp thanh nhiệt, bổ tủy, giảm đau hiệu quả.
Từ những món ăn đơn giản như cua Cà Mau luộc, hấp giữ trọn vị ngọt tự nhiên, đến những món cầu kỳ đòi hỏi sự tinh tế của người đầu bếp như cua Cà Mau rang muối, cua Cà Mau sốt hành, cua Cà Mau trộn gỏi rau càng cua hay cà ri cua Cà Mau,... tất cả đều mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn, khiến ai đã thưởng thức đều nhớ mãi không quên.
Tìm hiểu về: Cua gạch và cua thịt khác nhau như thế nào
Cách chọn cua Cà Mau tươi ngon
Để mua được cua Cà Mau tươi ngon, nhiều thịt, gạch béo, bạn có thể tham khảo những bí quyết sau:
- Kiểm tra độ chắc của cua: Cầm cua lên, bóp nhẹ vào phần mai và yếm cua. Nếu mai cứng, yếm chắc, không bị lún thì cua nhiều thịt. Tránh chọn những con cua có mai mềm, yếm lỏng lẻo vì chúng có thể bị ốp, ít thịt.
- Quan sát màu sắc và hình dáng: Cua tươi thường có màu xám đậm, vỏ hơi xanh, càng cua to và chắc khỏe. Nếu cua có màu quá nhạt hoặc vỏ bị trầy xước nhiều, có thể cua đã yếu hoặc bị bảo quản lâu ngày.
- Kiểm tra yếm cua: Cua đực có yếm nhỏ, nhọn, nhiều thịt. Cua cái có yếm to, nếu đầy đặn thì nhiều gạch. Dùng tay ấn vào yếm, nếu cứng và không bị lún thì cua còn tươi và chắc thịt.
- Kiểm tra càng cua: Cua khỏe thường có càng chắc chắn, gai trên càng sắc nhọn, khi chạm vào sẽ có phản xạ mạnh. Càng cua không bị rụng, không có dấu hiệu bong tróc là dấu hiệu cua còn khỏe.
- Quan sát chân và mắt cua: Cua tươi khi chạm vào sẽ cử động mạnh, mắt cua linh hoạt, thụt vào thụt ra nhanh nhẹn. Nếu cua yếu, ít phản ứng khi chạm vào, có thể đã để lâu hoặc bị ngâm nước quá nhiều.
- Chọn cua đúng mục đích sử dụng:
- Cua thịt: Chọn cua đực, mai cứng, chân khỏe, nhiều thịt, thích hợp chế biến món nướng, hấp, lẩu.
- Cua gạch: Chọn cua cái, yếm to, nhiều gạch, thích hợp làm sốt me, rang muối, nấu cà ri.
Cua Cà Mau làm món gì ngon
Cua Cà Mau nổi tiếng với thịt chắc, ngọt và gạch béo ngậy, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Sau đây là phần tổng hợp một số món ăn ngon từ cua Cà Mau mà bạn có thể tham khảo..
Cua Cà Mau hấp bia
Một trong những cách chế biến đơn giản nhất nhưng giữ được hương vị tự nhiên của cua chính là hấp bia. Cua được hấp với bia và một ít sả lá, sả chanh, tỏi giúp tăng hương thơm, giữ được độ ngọt.
Nếu cua còn sống, bạn có thể ngâm cua trong nước đá khoảng 10 phút để cua ngất, giúp dễ sơ chế và tránh rụng chân khi hấp. Dùng bàn chải chà sạch bùn đất trên thân và càng cua, đặc biệt là phần yếm và các kẽ chân. Rửa sạch sả, đập dập, cắt khúc khoảng 5cm. Gọt vỏ gừng và thái lát mỏng.
Để hấp cua, bạn hãy chuẩn bị nồi hấp rồi sau đó đổ bia vào đáy nồi. Xếp sả và gừng vào đáy nồi hoặc lên vỉ hấp. Sau đó đặt cua lên trên sả và gừng, nếu thích ăn cay, bạn có thể thêm ớt thái lát. Đậy nắp nồi, đun lửa lớn cho đến khi bia sôi, sau đó giảm lửa vừa. Hấp cua trong khoảng 15-20 phút, tùy kích thước cua. Khi cua chuyển sang màu đỏ cam, thịt săn chắc là chín.
Để làm nước chấm, bạn hãy trộn muối, tiêu và một ít nước cốt chanh, có thể thêm ớt nếu thích ăn cay.
Cua Cà Mau rang muối
Cua Cà Mau rang muối là một món ăn hấp dẫn với hương vị đậm đà, thơm ngon, rất thích hợp để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè. Dưới đây là cách làm món cua rang muối chi tiết.
Sơ chế nguyên liệu:
- Cua: Rửa sạch, tách bỏ yếm, mai cua (giữ lại mai để trang trí nếu muốn). Chặt cua làm đôi hoặc làm tư tùy theo kích thước. Đập dập càng cua để dễ thấm gia vị.
- Sả: Rửa sạch, đập dập, cắt khúc.
- Tỏi: Bóc vỏ, băm nhỏ.
- Ớt: rửa sạch, thái lát.
- Hành lá: rửa sạch, thái nhỏ.
Rang muối:
- Cho muối hạt vào chảo, rang trên lửa nhỏ đến khi muối khô ráo.
- Thêm sả, tỏi, ớt vào rang cùng đến khi dậy mùi thơm.
- Tắt bếp, đổ hỗn hợp muối rang ra bát.
Chiên cua:
- Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng.
- Cho cua vào chiên vàng đều các mặt.
- Vớt cua ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Rang cua với muối:
- Cho cua đã chiên vào chảo, thêm hỗn hợp muối rang.
- Đảo đều tay cho muối bám đều vào cua.
- Nêm nếm gia vị (đường, tiêu) cho vừa ăn.
- Thêm hành lá đã thái nhỏ nếu bạn muốn.
- Rang thêm khoảng 2-3 phút cho cua ngấm gia vị.
- Tắt bếp.
Tham khảo ngay: Công thức cua Cà Mau rang muối làm đơn giản tại nhà
Cua Cà Mau rang me
Cua Cà Mau rang me là một món ăn hấp dẫn với hương vị chua ngọt đặc trưng, thơm ngon khó cưỡng. Để làm được món ăn này, bạn sẽ phải thực hiện qua nhiều công đoạn như sơ chế, chiên cua, xào nước sốt me và trang trí món ăn. Điểm đặc biệt của món ăn nầy đó chính là vị chua của me quyện với vị cay cay, thơm nồng của tỏi, ớt, vị ngọt của đường và hương thươm của cua.
Sơ chế nguyên liệu:
- Cua: Rửa sạch, tách bỏ yếm, mai cua (giữ lại mai để trang trí nếu muốn). Chặt cua làm đôi hoặc làm tư tùy theo kích thước. Đập dập càng cua để dễ thấm gia vị.
- Me: Ngâm me trong nước ấm khoảng 15 phút, dằm nát, lọc bỏ hạt, lấy nước cốt me.
- Tỏi: Bóc vỏ, băm nhỏ.
- Ớt: Rửa sạch, thái lát.
Chiên cua:
- Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng.
- Cho cua vào chiên vàng đều các mặt.
- Vớt cua ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Làm sốt me:
- Cho tỏi băm vào chảo, phi thơm.
- Cho nước cốt me, đường, nước mắm vào chảo, đun sôi.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn (vị chua ngọt hài hòa).
- Nếu muốn nước sốt sánh lại, có thể hòa 1 chút bột năng với nước rồi từ từ đổ vào chảo nước sốt.
- Thêm ớt thái lát vào sốt me (nếu thích ăn cay).
Rang cua với sốt me:
- Cho cua đã chiên vào chảo sốt me, đảo đều tay cho cua ngấm đều sốt.
- Rang thêm khoảng 5-7 phút cho cua ngấm gia vị.
- Tắt bếp.
Cua Cà Mau sốt mỡ hành
Mỡ hành là một gia vị phổ biến, được sử dụng nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Mỡ hành có thể sử dụng kèm với rất nhiều nguyên liệu chính khác như: rắc lên cơm tấm sườn bì, các món nướng, đậu hũ, các loại bánh,...
Vị ngọt của thịt cua biển hòa với hương thơm nồng của lá hanh, vị ngậy béo của mỡ, dầu thực vật sẽ tạo thành một hương vị đặc biệ, tạo độ ngon của thịt cua và kích thích vị giác.
Sơ chế nguyên liệu:
- Cua: Rửa sạch, tách mai cua, bỏ yếm, giữ lại gạch cua (nếu có). Chặt cua làm đôi hoặc làm tư, đập dập càng cua.
- Hành lá: Rửa sạch, phần gốc trắng thái nhỏ, phần lá thái khúc.
- Tỏi, hành tím: Bóc vỏ, băm nhỏ.
- Ớt: Thái lát.
Sơ chế nguyên liệu:
- Cua: Rửa sạch, tách mai cua, bỏ yếm, giữ lại gạch cua (nếu có). Chặt cua làm đôi hoặc làm tư, đập dập càng cua.
- Hành lá: Rửa sạch, phần gốc trắng thái nhỏ, phần lá thái khúc.
- Tỏi, hành tím: Bóc vỏ, băm nhỏ.
- Ớt: Thái lát.
Chiên cua:
- Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng.
- Cho cua vào chiên vàng đều các mặt, vớt ra để ráo dầu.
Làm mỡ hành:
- Cho phần gốc hành lá và hành tím băm vào chảo, phi thơm.
- Cho tiếp tỏi băm vào phi vàng.
- Tắt bếp, cho phần lá hành lá vào đảo đều.
Làm sốt:
- Giữ lại một ít dầu trong chảo, cho ớt thái lát vào phi thơm.
- Cho gạch cua vào xào (nếu có).
- Nêm gia vị: muối, đường, nước mắm cho vừa ăn.
- Cho cua đã chiên vào chảo, đảo đều cho cua ngấm sốt.
- Đổ mỡ hành vào, đảo đều rồi tắt bếp.
Cua trộn gỏi rau càng cua
Gỏi cua rau càng cua là một món ăn thanh mát, hấp dẫn, kết hợp vị ngọt của thịt cua với vị chua giòn của rau càng cua. Dưới đây là cách làm chi tiết món gỏi này:
Sơ chế nguyên liệu:
- Cua: Hấp chín hoặc luộc chín, gỡ lấy thịt cua.
- Rau càng cua: Nhặt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo nước.
- Hành tây: Bóc vỏ, thái mỏng.
- Ớt sừng: Thái lát mỏng.
- Tỏi: Băm nhỏ.
- Đậu phộng: Rang chín, giã dập.
- Rau răm: rửa sạch, thái nhỏ.
Pha nước trộn gỏi:
- Cho vào bát: 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, nước cốt 2 quả chanh, tỏi băm, ớt thái lát.
- Khuấy đều cho đường tan hết.
Trộn gỏi:
- Cho rau càng cua, hành tây, thịt cua vào tô lớn.
- Rưới từ từ nước trộn gỏi vào, trộn đều nhẹ nhàng để rau không bị nát.
- Thêm rau răm thái nhỏ vào trộn cùng.
Trình bày:
- Gắp gỏi ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên trên.
- Có thể trang trí thêm vài cọng rau răm cho đẹp mắt.
- Ăn kèm với bánh phồng tôm nếu thích.
Cà ri cua Cà Mau
Cà ri cua Cà Mau là một món ăn thơm ngon, đậm đà, kết hợp vị ngọt của thịt cua Cà Mau nổi tiếng với hương vị cà ri đặc trưng. Món ăn này thường được ăn kèm với bánh mì hoặc bún tươi. Dưới đây là cách làm món cà ri cua Cà Mau:
Sơ chế nguyên liệu:
- Cua: Rửa sạch, tách mai cua, bỏ yếm, giữ lại gạch cua (nếu có). Chặt cua làm đôi hoặc làm tư, đập dập càng cua.
- Hành tây: Bóc vỏ, thái múi cau.
- Tỏi: Bóc vỏ, băm nhỏ.
- Sả: Đập dập, thái khúc.
- Ớt: Thái lát.
- Khoai lang, khoai môn: Gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.
Xào cà ri:
- Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi và sả.
- Cho bột cà ri vào xào đều, thêm hành tây vào xào cùng.
- Thêm ớt vào xào cùng.
Nấu cà ri:
- Cho cua vào xào cho săn lại.
- Đổ nước cốt dừa vào, thêm khoai lang hoặc khoai môn (nếu có).
- Nêm gia vị: đường, muối, nước mắm cho vừa ăn.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi cua và khoai chín mềm.
Kết luận
Trên đây là thông tin về cua Cà Mau và một số món ăn ngon, dễ làm với cua Cà Mau để giúp bạn giải đáp được thắc mắc "cua Cà Mau làm món gì ngon?". Hãy cùng thử ngay cách làm những món ăn này để giúp bữa ăn gia đình thêm đa dạng và đậm đà.